Theo
đánh giá của ADB, những nguy cơ nói trên, đặc biệt là lạm phát với vòng xoáy
lương-giá có thể tiếp tục ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói riêng
và các nền kinh tế trong khu vực nói chung. Các nguy cơ khác có thể đến từ sự hồi
phục chậm chạp của Nhật Bản, khủng hoảng nợ tại Mỹ cà châu Âu… cũng có thể khiến thị
trường tài chính biến động mạnh hơn và dòng vốn đầu tư trở nên kém ổn định.
Tuy
vậy, báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng ủng hộ quan điểm về việc các Chính
phủ nên tiếp tục các chính sách mang tính “thực dụng” để kiềm chế lạm phát, tương tự
những biện pháp đã được áp dụng tại Việt Nam kể từ đầu năm. Đồng thời, ADB cũng
khuyến nghị Việt Nam và các nền kinh tế khác nên áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái linh
hoạt hơn, giúp giảm nhẹ tác động của việc tăng giá hàng hóa trên thị trường thế giới
đối với mặt bằng giá trong nước.
Theo dự báo của ADB, mức tăng GDP chung của các nền kinh tế mới nổi tại Đông Á
có thể đạt 7,9% trong năm 2011 và 7,7% trong năm 2012 (giảm mạnh so với mức 9,3%
của 2010). Tăng trưởng của Trung Quốc tuy có chậm lại nhưng vẫn ở mức 9,6% trong
năm nay và 9,2% cho 2012. Trong khu vực ASEAN, tăng trưởng của Thái Lan, Malaysia,
Philippines sẽ giảm tốc trong khi GDP của Indonesia dự kiến tăng 6,4%, cao hơn so
với mức 6,1% của 2010.